Ngay từ ban đầu, để được cấp phép xây dựng, mọi công trình chung cư, nhà cao tầng🏢 đều phải trình bản vẽ thẩm duyệt phòng cháy. Trong đó hạng mục cửa chống cháy và cửa thoát hiểm đều phải được thiết kế theo đúng những quy chuẩn về xây dựng và phòng chống c.háy nổ🔥.
Mỗi toà nhà đều cần có lối thoát hiểm và cửa thoát hiểm. Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở là yếu tố quan trọng hàng đầu khi không may xảy ra tai n.ạn, chúng ta có thể thoát ra an toàn từ đó. Vậy, cửa thoát hiểm là gì và những điều cần lưu ý về cửa thoát hiểm, hãy cùng CyHome tìm hiểu nhé!
 

1./ CỬA THOÁT HIỂM LÀ GÌ?

Cửa thoát hiểm là lối ra chuyên dụng, được thiết kế là khu vực dùng để thoát ra khỏi công trình khi có sự cố như cháy, nổ. Cửa thoát hiểm thường được bố trí cạnh cầu thang máy và là một bộ phận của cầu thang bộ.

Cửa thoát hiểm cho phép đi 1 chiều từ hành lang ra cầu thang bộ. Khi thang máy hoạt động quá tải hoặc khu vực sinh sống có những sự cố bất ngờ như: hoả hoạn, cháy nổ thì cửa thoát hiểm chính là lối thoát hữu dụng nhất.

2./ LÝ DO CỬA THOÁT HIỂM CHUNG CƯ PHẢI ĐÓNG KÍN

Loại cửa này chỉ phát huy được vai trò của mình trong tình huống khẩn cấp như cháy nổ. Bình thường, cửa luôn đóng để nếu xảy ra cháy, khói bụi không lọt vào bên trong lối thoát hiểm – cầu thang bộ được. Lúc này, cư dân sinh sống tại các tầng trong tòa nhà có thể di chuyển vào thang thoát hiểm, thoát thân khỏi đám cháy và khói bụi. Nhờ vậy, có thể di chuyển đến khu vực an toàn, bảo toàn được mạng sống.

Chính vì thế mục đích như vậy, đòi hỏi cửa thoát nạn phải được đặt tại các vị trí có sự tính toán kỹ càng, kích thước đạt tiêu chuẩn, chất lượng cao nhất. Cũng chính vì lý do đó, cửa thoát hiểm chung cư bao giờ cũng là cửa thoát hiểm chống cháy.

 
3./ Vì sao cửa thoát hiểm chung cư chỉ mở 1 chiều?
Cửa thoát hiểm nói chung và cửa thoát hiểm dành cho chung cư nói riêng chỉ mở 1 chiều (thông thường là từ hành lang ra cầu thang bộ) mà không cho phép đi theo hướng ngược lại.
Loại cửa này có thể đảm bảo được chức năng như vậy chính là nhờ thanh đẩy panic, hay còn gọi là khóa cửa thoát hiểm. Cửa thoát nạn chung cư chỉ mở được 1 chiều để:
– Đảm bảo an ninh tòa nhà: Cửa thoát hiểm không thể mở theo chiều ngược lại từ lối thoát hiểm ra hành lang. Nhờ vậy có thể tránh được kẻ trộm, kẻ gian đi theo lối cầu thang bộ lên các tầng trong tòa nhà.
– Đảm bảo lối thoát hiểm chỉ lưu thông 1 chiều, tránh va chạm và gây chậm trễ trong quá trình thoát nạn.
– Giúp cách ly ngọn lửa và khói bụi tràn vào lối thoát hiểm, đảm bảo đủ thời gian cho con người để kịp thời di chuyển đến nơi an toàn.
4./ Quy định chung về cửa thoát hiểm chung cư
Tiêu chuẩn về cửa thoát nạn dành cho nhà chung cư được quy định cụ thể tại QCVN 06:2021/BXD và Thông tư 02:2021 về việc ban hành Quy chuẩn nói trên:
– Khi tổng diện tích các căn hộ trên 1 tầng chung cư > 500 m2 thì phải có ít nhất 2 lối thoát nạn & 2 cửa thoát hiểm trở lên.
– Các tầng hầm và nửa hầm chung cư phải có ≥ 2 hai lối ra thoát nạn & cửa thoát hiểm khi có diện tích > 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời.
– Khi có từ 2 lối ra thoát nạn & 2 cửa thoát hiểm trở lên, chúng phải được bố trí phân tán.
– Khi xác định chiều rộng cửa và lối thoát nạn cần tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua cửa thoát nạn, đảm bảo không cản trở việc vận chuyển cáng cứu thương.
– Các cửa thoát nạn chung cư phải không khóa để có thể mở được mà không cần chìa. Đồng thời, phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín để ngăn khói
Cùng đón chờ thêm những thông tin mới về chuyên đề phòng cháy chữa cháy trên Website của chúng tôi hoặc tại Fanpage: https://www.facebook.com/cyfeerjsc 
𝑷𝒉𝒂̂̀𝒏 𝑴𝒆̂̀𝒎 𝑸𝒖𝒂̉𝒏 𝑳𝒚́ 𝑪𝒉𝒖𝒏𝒈 𝑪𝒖̛ 𝑪𝒚𝑯𝒐𝒎𝒆 – có mặt tại hơn 200 khu cư dân và văn phòng lớn trên cả nước, phục vụ 50 chủ đầu tư và đơn vị quản lý hàng đầu.